Sự nghiệp chính trị Đới Quý Đào

Nhờ thành thạo tiếng Nhật, vốn khá bất thường với một chàng trai trẻ Trung Hoa, Đới được Tôn Dật Tiên chú ý. Ông trở thành phiên dịch viên rồi thư ký cơ yếu của Tôn. Sau khi Quốc dân đảng thất bại trước Viên Thế Khải, ông sang Tokyo gia nhập Đảng Cách mạng Trung Hoa năm 1914.

Ông tham gia Đại hội thứ nhất Trung Hoa Quốc dân đảng năm 1924, được bầu làm ủy viên Trung ương, rồi sau đó lần lượt là ủy viên Thường vụ Quốc dân đảng và Bộ trưởng Tuyên truyền. Không lâu sau khi Tôn mất năm 1925, ông xuất bản một quyển sách gây tranh cãi để nhận định lại di sản của Tôn. Ông khẳng định rằng tư tưởng của Tôn bắt nguồn chủ yếu từ Nho giáo chứ không phải triết học Tây phương và rằng Tôn là người nệ cổ. Thuyết này được phe hữu Quốc dân đảng đề cao nhưng lại bị phe tả và phe cộng sản phản bác. Sau khi phe hữu chiến thắng, chủ thuyết của Đới trở thành chủ đạo trong Quốc dân đảng. Năm 1926, ông là Hiệu trưởng Đại học Tôn Trung Sơn và Chủ nhiệm Chính trị trường Võ bị Hoàng Phố, Chu Ân Lai là phó. Từ năm 1928 - 1948, ông là Viện trưởng Hành chính viện.

Từ tháng 10 năm 1928 – tháng 6 năm 1948, ông giữ các chức:

  • Ủy viên Quốc dân Đại hội (國民政府國府委員)
  • Hiệu trưởng Đại học Tôn Trung Sơn (中山大學委員長)
  • Ủy viên Trung ương Quốc dân đảng (中央執行委員會委員): 1924
  • Ủy viên Thường vụ (常務委員): 1924
  • Bộ trưởng Thông tin (宣傳部長): 1924
  • Chủ tịch Ngoại giao đoàn (國使館館長): không giữ chức do bị ốm

Đới là một trong những người viết lời của "Quốc ca Trung Hoa Dân Quốc". Ông cũng sáng tác các tác phẩm:

  • Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Tôn Dật Tiên (孫文主義之哲學基礎)
  • Cách mạng nhân dân và Quốc dân đảng (國民革命與中國國民黨)
  • Tôn Trung Sơn toàn thư (孫中山全書)